Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều thực hiện việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư 32/2011. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay mới chỉ quan tâm đến các quy định về kỹ năng, nghiệp vụ về việc sử dụng hóa đơn điện tử như hóa đơn điện tử nhiều trang, hóa đơn điện tử kèm bảng kê, hóa đơn điện tử chuyển đổi… mà ít quan tâm đến vai trò chức năng của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử. Vậy quy định về kiểm tra hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp bởi cơ quan nhà nước được quy định như thế nào tại Thông tư 32/2011?
Theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 32/2011 quy định:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và phát hiện, xử lý các vi phạm về hóa đơn điện tử trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Các tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng và cung ứng dịch vụ khi có thanh tra, kiểm tra cần phải có trách nhiệm cung cấp các dữ liệu về hóa đơn điện tử cũng như các phương tiện lưu trữ hóa đơn điện tử, các tài liệu theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Việc thanh tra và kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc niêm phong, tạm giữ và tịch thu phương tiện điện tử để khởi tạo hóa đơn điện tử được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2007/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, cơ quan thuế còn có vai trò trong việc giám sát và kiểm tra việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp, nắm bắt tình hình các doanh nghiệp có nguy cơ rủi ro để yêu cầu chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí đối với những đối tượng cụ thể theo quy định.
Hóa đơn điện tử hiện nay đã được triển khai rộng rãi trong các doanh nghiệp. Hóa đơn điện tử được xem là một trong những cải cách thủ tục hành chính thành công của ngành thuế, giúp các doanh nghiệp giảm được các thủ tục hành chính rườm rà, tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và tối ưu nguồn nhân lực. Hóa đơn điện tử có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ quan thuế và cơ quan khác thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của mình. Đối với cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử giúp ngành Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn. Khi toàn bộ doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử, thì ngành Thuế sẽ có hệ thống cơ sở dữ liệu về hóa đơn, từ đó có thể phục vụ hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.
Không bắt buộc phải lập hóa đơn trong những trường hợp nào?
Gói gọn quy định về hóa đơn điện tử một cách dễ hiểu nhất
Việc sử dụng hóa đơn điện tử còn giúp ngành Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn; hỗ trợ, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm được quy định cụ thể về việc kiểm tra hóa đơn điện tử của cac doanh nghiệp bởi cơ quan thuế, nắm được vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cơ quan thuế trong việc triển khai thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp. Đồng thời có thể thấy được hóa đơn điện tử thực sự là công cụ hữu ích đối với cả các doanh nghiệp và cơ quan thuế, là đòn bẩy thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, tiến tới hoàn thành chính phủ điện tử theo chủ trương của Nhà nước.