Những điều cần biết về quyền sở hữu trí tuệ

Những điều cần biết về quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền công nhận sản phẩm sáng tạo từ trí thông minh của con người. Dưới đây là những khái niệm liên quan đến sở hữu trí tuệ để bạn có cái nhìn khái quát hơn!

1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Sơ đồ tài sản trí tuệ

Trí tuệ là cụm từ để chỉ khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định của con người. Và quyền sở hữu trí tuệ sẽ áp dụng với những sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế mới các trang thiết bị hiện đại, các nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng,…

Tóm lại, quyền sở hữu trí tuệ áp dụng cho các sáng chế, sáng tác và sáng tạo.

Hiện nay, nhà nước bảo hộ cho các đối tượng sở hữu trí tuệ như:

Đối tượng quyền tác giả: áp dụng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học. Đối tượng sở hữu quyền là người sáng tác, biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Còn đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, máy móc, các nhãn hiệu, thiết kế mang tính công nghiệp…

Ngoài ra có nhóm đối tượng quyền đối với giống cây trồng áp dụng cho phát hiện và nghiên cứu thành công về giống cây trồng mới và thiết bị nhân giống có ứng dụng cao.

Ba quyền trên sẽ tương ứng với ba nhóm sở hữu trí tuệ là: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (được quy định tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ).

>> Xem thêm: Hớp hồn với những mẫu cổng biệt thự đẹp nhất từ trước đến nay

2. Các khái niệm về nhóm quyền của quyền sở hữu trí tuệ

Đăng ký sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ  sản phẩm trước vấn đề tranh chấp

Với ba đối tượng sở hữu tương ứng với ba quyền như trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từng quyền một nhé:

Quyền tác giả hay còn gọi là bản quyền hay tác quyền.

Đây là khái niệm dùng để chỉ những tác phẩm văn học, nghệ thuật do người viết lách tạo ra. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sản phẩm là sáng tạo có giá trị tinh thần, ví dụ như các bài viết về khoa học, tác phẩm văn học, bài hát, bản nhạc, bức họa, bức hình, bộ phim, các chương trình truyền hình…

Với quyền tác giả thì không cần phải đăng ký và sản phẩm tạo ra thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ trên một phương tiện lưu trữ.

Quyền sở hữu công nghiệp

Là khái niệm dùng để chỉ các sáng chế khoa học, những thiết kế công nghiệp, tên logo, thương hiệu,… Những lĩnh vực này gắn liền với các hoạt động kinh tế.

Quyền này sẽ đảm bảo và ngăn chặn sự tranh chấp kinh tế trên thị trường và đảm bảo quyền lợi của người tạo ra sản phẩm đó.

Xét trên giá trị kinh tế thì chúng ta cũng thấy, các tác phẩm có liên quan đến văn hóa cũng được mua bán trên thị trường và có các quyền sở hữu công nghiệp. Nhưng điều khác là quyền quyền tác giả còn ảnh hưởng đến quyền nhân thân của tác giả như sự uy tín, đảm bảo danh dự của tác giả với sản phẩm của mình làm ra.

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp khẳng định quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

Và đây là cách đơn giản nhất để chứng minh quyền sở hữu trí tuệ dành cho sản phẩm của mình làm ra. Khi bạn đăng ký sở hữu trí tuệ thì khi có các vấn đề tranh chấp hay vi phạm bản quyền thì sẽ là căn cứ để tiến hành bảo hộ sở hữu trí tuệ và đòi lại công bằng cho người sáng tạo ra sản phẩm đó.

Với những chia sẻ về quyền sở hữu trí tuệ như trên, chắc hẳn bạn đã hình dung được chi tiết hơn qua các khái niệm. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào bạn hãy liên hệ với Luật Dương Gia để được tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tuyến nhanh chóng nhất.

Những điều cần biết về quyền sở hữu trí tuệ

Chúc bạn thành công!

>> Có thể bạn quan tâm: Sưu tầm các mẫu thiết kế ngoại thất nhà đẹp từ A đến Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *